Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

NHỮNG BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA SAU QUYẾT TOÁN THUẾ

Xin chào các bạn!

Bạn có biết không, thông qua những bức thư và những bài viết hàng ngày mà tôi chia sẻ, thì tôi đã có được rất nhiều người bạn thực tế ngoài đời đó. Đúng vậy đấy các bạn à, có rất nhiều người bạn đã gọi điện cho tôi và chúng tôi cùng nhau trao đổi những vấn đề còn vướng mắc.

Và tôi hy vọng rằng nếu bạn đang có khó khăn gì, hoặc tâm sự gì về nghề kế toán thì hãy kết bạn với tôi qua zalo 0901.68.62.62 để chúng ta cùng nhau trao đổi. Hoặc bạn đang cần giải quyết gấp vấn đề gì đó còn đang lăn tăn thì hãy cứ gọi trực tiếp cho tôi nhé!

Gần đây nhất là cuộc trò chuyện của tôi với một bạn về kinh nghiệm lần đầu quyết toán thuế. Cho nên hôm nay trên web kế toán xây dựng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về "Những bài học và kinh nghiệm rút ra sau quyết toán thuế".

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

I - Kinh nghiệm 1: Về cách quản lý chi phí, chứng từ

  • Thứ 1: Khi hạch toán thì tốt nhất chúng ta nên phân loại sẵn cái nào hợp lý và không hợp lý luôn, và khi khi quyết toán thì chỉ cần làm một bước loại số chi phí không hợp lý ra thôi.
  • Thứ 2: Chúng ta nên dùng 1 tài khoản 642A để hạch toán tất cả các khoản chi phí không có hóa đơn hoặc hóa đơn không dùng được, nói chung là chi phí CHẮC CHẮN BỊ LOẠI
  • Thứ 3: Theo tôi nên dùng thêm tài khoản 642B để hạch toán các CHI PHÍ NHẠY CẢM, có nghĩa là chi phí hợp lý nhưng phải có điều kiện, ví dụ như tiền phòng công tác, tiền tiếp khách…những khoản chi này thì phải có kèm theo như giấy đi đường, quyết định công tác… Ngày xưa thì bị khống chế, nên tôi phân loại ra sẵn để tiện kiểm tra, nhưng nay không còn bị khống chế nữa, tôi vẫn phân loại để dễ quản lý.
  • Thứ 4: Nếu bạn nào cẩn thận giống tôi thì khi hạch toán khoản chi nào không có hóa đơn thì mình ghi rõ ra luôn là “ Chi… không có hóa đơn”, hoặc “Chi…có hóa đơn nhưng không hợp lệ”, để lỡ khi ta hạch toán có lộn tài khoản thì khi cuối năm làm BCTC cũng thấy liền mà sửa. Thuế họ nhìn cũng biết rồi, khỏi phải hỏi ta nữa.
  • Thứ 5: Hóa đơn trên 20 triệu thì phải chuyển khoản, chắc ai cũng biết rồi. Tôi chỉ nói thêm là khi thanh toán các hóa đơn này, các bạn photo thêm Ủy nhiệm chi thanh toán bấm chung vào hóa đơn hoặc là ghi chú lại hóa đơn nào thanh toán ngày nào cũng được, tùy mọi người có cách riêng của mình, để khi thuế họ cần bạn mới show ra UNC thanh toán cho hóa đơn trên 20 triệu là có liền trình ra.
Kinh nghiệm sau quyết toán thuế

Kinh nghiệm sau quyết toán thuế

  • Thứ 6: Hóa đơn đầu vào bạn đục lỗ " Được phép đục lỗ nhé ", đóng bìa thành cuốn theo từng tháng hay từng quý, sắp xếp theo thứ tự như trên tờ khai GTGT. Khi bạn tìm 1 tờ hóa đơn ở dòng số mấy trên tờ khai thuế, thì đếm số tờ hóa đơn sẽ ra ngay. Đục lỗ luôn Tờ khai thuế GTGT vào đó. Một cuốn là một tháng hay một quý tùy vào số lượng hóa đơn nhiều hay ít. Nếu là 1 quý một bìa thì lưu cả Tờ khai THSDHĐ, tờ khai Thuế TNCN, tờ khai TNDN tạm tính vào luôn. Quý nào có tờ khai quý đó.
  • Thứ 7: Các bạn đừng quá tự làm khó mình về hình thức trên tờ hóa đơn nhé. Tôi thấy các bạn hay hỏi, viết thế này có được không? Thiếu 1 chữ này được không? Viết tắt như vậy có sao không? Nói chung là hàng tá thứ linh tinh vặt vãnh thì thuế họ cũng không quan tâm (hiếm lắm mới bị). Tôi thì chỉ cần hóa đơn không sai quá nghiêm trọng, còn thiếu một dấu chấm, dấu phẩy, sai một con chữ, hoặc thiếu từ XD trong CÔNG TY CỔ PHẦN XD SÔNG HỒNG ai mà ngồi kiểm từng từ từng chữ. Như tôi đã nói ở những bài chia sẻ trước, họ làm việc trên file mềm trước. (chính là bảng kê đầu vào) khi nào có nghi vấn gì đó, thì họ mới kiểm tra hóa đơn gốc thôi.
  • Thứ 8: Khi công ty bạn có đi vay vốn ngân hàng, tuyệt đối không được để tiền mặt tồn quỹ cao, nhất là tại các thời điểm ngân hàng giải ngân. Nếu tiền mặt tồn quỹ quá cao (trên giấy tờ thôi, chứ thực tế là công ty không có tiền thì mới phải đi vay chứ) thì các bạn làm phiếu chi để chi ra bớt, nội dung thì cứ bịa ra, như: chi phí marketing không có hóa đơn, chi phụ cấp, chi gì gì đó… không có hóa đơn. Mục đích là để giảm quỹ, nên cứ vô tư mà bịa, nhưng phải hợp lý tí, nhớ là ghi rõ không có hóa đơn nhé, để sau này biết mà loại ra khi quyết toán thuế.

II - Kinh nghiệm 2: Về quyết toán thuế TNCN, TNDN

  • Thứ 1: Lỗ được phép chuyển liên tục 5 năm, các năm trước có lỗ thì năm 2018 nhớ đính kèm phụ lục 03-2A. Phụ lục này có 2 tác dụng:- Nếu năm 2018 lãi thì trên phụ lục gõ số lỗ cần chuyển vào cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này"- Nếu năm 2018 lỗ, thì trên phụ lục cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này" để trống, mục đích chỉ là theo dõi số lỗ các năm và số lỗ đã chuyển các năm trước.
  • Thứ 2: Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ bản thân 9.000.000 đồng/tháng. Những anh chị em nào Doanh nghiệp quyết toán thay (Tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay) : Giảm trừ bản thân 12 tháng. Số còn lại (Không tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Giảm trừ theo số tháng thực tế làm việc).
  • Thứ 3:.....................Còn nhiều kinh nghiệm khác nữa, nhưng do thời gian có hạn nên tôi sẽ TIẾP TỤC chia sẻ ở những bức thư sau nhé!. 
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

Người truyền lửa kế toán

                                                                                                                  Thái Sơn​

About the author

sonketoan


>

Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x