Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ

Xin chào các bạn!

Tôi Thái Sơn đây, đối với Tài sản cố định thì tôi đã chia sẻ với các bạn khá nhiều những bài viết về cách hạch toán rồi, đúng không ạ? Hôm nay tôi xin được gửi tới các bạn về "cách hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ".

Vậy thì theo các bạn

- Thế nào là sửa chữa lớn TSCĐ?

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

- Chi phí Sửa chữa lớn TSCĐ có được tính vào phí hợp lý?

- Cần phải có hồ sơ chứng từ gì?​

Nào các bạn hãy cùng kế toán xây dựng đi tìm câu trả lời nhé!

SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Căn cứ: Thông tư Số: 45/2013/TT– BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

  • Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

* Ta cần hiểu rõ 2 khái niệm:

  • 13. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
  • 14. Nâng cấp TSCĐ: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.
  • Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:

* Nâng cấp tài sản cố định:

​- Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

=> Như vậy chi phí ngân Nâng cấp TSCĐ thì ghi nhận tăng vào Nguyên giá tài sản cố định và phân bổ vào chi phí

* Sửa chữa tài sản cố định:

- Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

+ Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ

Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ

- Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.​

SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

  • Điều 8. Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
  • c) Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
  • Bước 01: Hồ sơ pháp lý ban đầu

– Biên bản ghi nhận trạng thái thiệt hại của tài sản

– Dự toán , kế hoạch hay còn gọi là Báo cáo kinh tế kỹ thuật chi phí sữa chữa mua sắm

– Quyết định phê duyệt: Báo cáo kinh tế kỹ thuật

– Quyết định phê duyệt kinh phí sữa chữa

– Thư mời các đơn vị báo giá

– Hợp đồng thi công sửa chữa, thanh lý hợp đồng

– Chứng từ thanh toán

  • Bước 02: Tiến hành trích lập chi phí sữa chữa lớn TK335 - CHI PHÍ PHẢI TRẢ

3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

  • Bước 03: tiến hành thực thi sữa chữa

– Công tác đầu tư XĐCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm.

– Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

*TH 01: Nếu giao thầu cho công ty xây dựng theo hình thức khoán gọn.

– Căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hoá đơn GTGT.

– Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng:

+ Biên bản nghiệm thu hoàn công trình đưa vào sử dụng

+ Biên bản xác nhận khối lượng

+ Bảng quyết toán khối lượng

=> Nhận được hóa đơn , ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412, 2413)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

=> Ghi nhận chi phí chờ phân bổ :

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 241 – XDCB dỡ dang (2413).

=> Xác định thời gian sử dụng tính khấu hao bộ phận sử dụng:

Nợ TK 627,641,642/ Có TK 214

*TH 02: Nếu là bên bạn tự làm

=> Nguyên vật liệu đưa vào công trình: sắt đá, xi măng…

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

=> Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công :

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332 )

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

=> Khi xuất NVL ra sử dụng

Nợ TK 241/ Có TK 152

=> Chi phí nhân công: bảng lương + chấm công + hợp đồng

Nợ TK 622/ Có TK 334

Nợ TK 334/ Có TK 111

=> Kết chuyển lương và nhân công:

Nợ TK 241/ Có TK 621, 622

=> Khi công trình hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 241 – XDCB dỡ dang (2413).

Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

Người truyền lửa kế toán

                                                                                                                  Thái Sơn​

About the author

sonketoan


>

Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x